Các tiểu loại Ngôn_ngữ_đơn_lập

Tiêu chí phân loại

Dựa trên tiêu chí trật tự từ, loại từ và cấu trúc âm tiết.

Qui ước: N: Danh từ trung tâm  N1: Danh từ làm định ngữ  A: Tính từ làm định ngữ  O: Bổ ngữ  V: Động từ  S: Chủ ngữ

Kết quả

Dựa trên tiêu chí trật tự từ chia ra làm tám loại
  1. N1N (Danh từ làm định ngữ + Danh từ trung tâm)
  2. NN1 (Danh từ trung tâm + Danh từ làm định ngữ)
  3. AN (Tính từ làm định ngữ+ Danh từ trung tâm)
  4. NA (Danh từ trung tâm + Tính từ làm định ngữ)
  5. OV (Bổ ngữ + Động từ)
  6. VO (Động từ +Bổ ngữ)
  7. VS (Vị ngữ + Chủ ngữ)
  8. SV (Chủ ngữ +Vị ngữ)

Phân loại dựa vào một cơ sở trong cấu trúc câu: cơ sở trật tự chính giữa các thành phần mà cụ thể là trật tự đối đáp giữa chủ ngữ và vị ngữ, giữa bổ ngữ và động từ, giữa định ngữ và từ được hạn định.

Tiếng Việt có chỉ số 246, Tiếng Hán có chỉ số 136, Tiếng Tây Tạng, Miến Điện có chỉ số 145, Tiếng Mèo, Dao có chỉ số 146

Dựa vào tiêu chí loại từ

Trong các ngôn ngữ này, danh từ không kết hợp trực tiếp với số từ mà phải có một từ đứng trung gian để chỉ đơn vị: những đơn vị có ý nghĩa chân thực và những đơn vị có tính chất hư: loại từ.

Loại từ có trường hợp bắt buộc - không bắt buộc, có trường hợp đứng trước danh từ - sau danh từ.

Kết quả: Chia làm ba loại

 Loại 1: Số từ + Loại từ + Danh từ Tiếng Hán hiện đại, tiếng Việt Loại 2: Danh từ + Số từ + Loại từ Tiếng Hán cổ đại, Khmer, Miến Điện Loại 3: Danh từ + Loại từ + Số từ Tiếng Tây Tạng
Dựa vào đặc điểm cấu trúc âm tiết
 Loại 1: Tiểu loại hình cổ: Tiếng Hán cổ, Khmer, Tây Tạng cổ, Nam Á. Vế mặt ngữ âm: - Đầu âm tiết có thể có tổ hợp phụ âm đầu    - Có hệ thống phụ âm cuối rất phong phú bao gồm các âm xát và các âm l,r    - Chưa có thanh điệu hoặc mới bắt đầu có 1 hệ thống thanh điệu ở giai đoan manh nha. Về mặt ngữ pháp: - Hình vị chưa thực sự trùng với âm tiết, có thể có tiền tố hoặc hậu tố    - Việc dùng từ loại chưa có tính chất bắt buộc Loại 2: Tiểu loại hình trung: Tiếng Hán trung đại, tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Dao, PN Phúc Kiến, Quảng Đông. Về mặt ngữ âm: - Đầu âm tiết đã mất hết hoặc hầu hết tổ hợp phụ âm đầu    - Âm cuối có sự đối lập giữa âm mũi và phi âm mũi    - Hệ thống thanh điệu phong phú hơn Về mặt ngữ pháp: - Hình vị về cơ bản trùng với âm tiết    - Không có hiện tượng tiền tố và hậu tố    - Số lượng hư từ nhiều hơn Loại 3: Tiểu loại hình mới: PN Bắc Kinh, Miến Điện, Mèo Về mặt ngữ âm: - Hệ thống âm cuối nghèo nàn hoặc triệt tiêu hoàn toàn    - Hệ thống thanh điệu giảm xuống    - Số lượng âm tiết giảm mạnh, số lượng đồng âm tăng lên Về mặt ngữ pháp: - Nhiều hình vị hư cũng có thể trở thành âm tiết mở, có kinh thanh    - Có hiện tượng dùng hình vị hư để tạo dạng thức cho các thành phần mệnh đề.